Schema (dữ liệu có cấu trúc) là gì? Tại sao kỹ thuật tối ưu SEO Onpage ngày nay luôn khuyến khích dùng Schema để tăng thứ hạng bài viết?
Bạn có biết Google đang dùng Schema để phân loại toàn bộ các bài viết trên internet? Ngoài ra, Google còn tham vọng muốn hiểu thật rõ nội dung từng trang web của bạn là như thế nào thông qua Schema.
Điều đó nghĩa là nếu bạn không khai báo thông tin Schema cho Google thì toàn bộ bài viết của bạn sẽ được vào danh sách “chưa rõ” của Google.
Làm thế nào Google “tự tin” hiển thị bài viết của bạn cho những người tìm kiếm khi Google còn “chưa rõ”?
Ngày càng trở nên quan trọng, Google và các ông lớn khác như Bing, Yahoo và Yandex đang “cố gắng” cải tiến Schema và cập nhật các thuật toán liên tục.
Càng ngày thư viện Schema càng trở nên phức tạp với sự phân loại sâu hơn, cụ thể hơn so với trước kia.
Chắc chắn một điều là Schema sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến SEO rất lớn trong tương lai “rất gần”. Bây giờ thì tạm thời vẫn chưa.
Các plugin SEO hiện tại đang tích hợp Schema vào lõi của mình để phục vụ nhu cầu người dùng. Tuy nhiên, schema khá phức tạp và cập nhật liên tục, các plugin phổ biến trên thị trường cũng không thể “phủ” hết được.
Do vậy, một số plugin đã hỗ trợ tính năng gọi là custom schema, hay schema tùy chỉnh theo nhu cầu, giúp bạn có thể cập nhật hay sử dụng những schema chưa tích hợp hoặc quá khó để tích hợp.
SEOPress Pro đang có chức năng custom schema này. Tin chắc rằng các plugin khác trong tương lai cũng sẽ học tập theo.
SEO Onpage là gì?

Vì Schema ảnh hưởng trực tiếp đến SEO Onpage nên bạn cần phải hiểu SEO Onpage là gì trước tiên tránh bị rối.
SEO Onpage là kỹ thuật tối ưu SEO từng trang web một trên website của bạn, ví dụ như keyword từ khoá, hình ảnh, tiêu đề, độ dài bài viết, các SEO meta như Title và description, URL,…
SEO Onsite là kỹ thuật tối ưu cho toàn bộ website như Sitemap, Link building nội site, số lượng bài viết liên quan,…
Schema là một trong những yếu tố SEO Onpage giúp bạn SEO từng trang web hiệu quả hơn, tăng thứ hạng tốt hơn so với đối thủ.
Schema (dữ liệu có cấu trúc) là gì?

Như đã đề cập, Schema được tạo ra bởi Google, Bing, Yandex và Yahoo hợp tác cùng nhau, với tham vọng tạo ra một cơ sở dữ liệu chuẩn hoá thống nhất cho ngành công nghiệp tìm kiếm trên internet.
Bản thân mỗi ông lớn đều có một thư viện hướng dẫn riêng cho các quản trị viên web nhằm phổ biến schema.
Google có Schema Gallery và Bing có Schema Help giúp các quản trị viên web có thể hiểu và cài đặt schema cho đúng, từ đó SEO Onpage tốt hơn.
Một trong những nhầm lẫn phổ biến nhất là thuật ngữ Rich Card mà Google giới thiệu. Bạn có thể phân biệt như sau Rich Card và Schema như sau:
- Rich Card hiển thị như thế nào là do Google quyết định.
- Rich Card thường hiển thị nhiều trên trình duyệt điện thoại.
- Rich Card dùng thông tin schema (dữ liệu có cấu trúc) để từ đó tạo thành Rich Card.
- Rich Card giống như front-end, Schema giống như back-end.
- Khi Rich Card được cập nhật thêm, chắc chắn sẽ đòi hỏi Schema cập nhật theo.
- Schema là nguyên liệu để Google “nấu” Rich Card cho người tìm kiếm thưởng thức.
Nhiệm vụ của bạn rất rõ ràng, khai báo những thông tin cụ thể của từng bài viết dựa theo một biểu mẫu tiêu chuẩn là Schema để Google thu thập và điều chế kết quả tìm kiếm cho người dùng chính xác nhất.
Và cần chú ý, Google ROBOT chỉ có thể “đọc” Schema qua 3 dạng mã sau:
- JSON-LD (JavaScript Object Notation – Linked Data)
- Microdata
- RDFa (Resource Description Framework in Attributes)
See the Pen JSON-LD Schema by Amstrong Chin (@cuongtalentccc) on CodePen.
See the Pen Microdata Schema by Amstrong Chin (@cuongtalentccc) on CodePen.
See the Pen RDFa Schema by Amstrong Chin (@cuongtalentccc) on CodePen.
Google cũng chính thức tuyên bố là ưu ái JSON-LD nhất trong cả 3. Không mấy làm lạ vì JSON-LD dễ hiểu hơn đối với người dùng rất nhiều so với Microdata và RDFa.
Thêm schema vào bài viết như thế nào để SEO Onpage hiệu quả nhất?
Như đã nói, bạn nên thêm Schema vào từng trang web một với JSON-LD schema ở <head> tag. Bạn cũng có thể chèn vào <body> tag vẫn được, nhưng cá nhân thói quen của tôi sẽ chèn vào <head> tag. Tất cả đều không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
Xác định loại schema cần thiết cho từng trang web của mình
Bạn phải biết rõ bài viết mình cần áp dụng loại schema nào là thích hợp nhất.
Để biết được, bạn phải vào xem thư viện Schema hiện hành của Google bởi vì không phải Schema.org cập nhật thì lập tức Google Schema Library cũng cập nhật theo. Google chỉ cập nhật khi cảm thấy nó cần thiết với thuật toán của mình.

Có khá nhiều loại Schema, nên tôi sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn bằng cách chỉ ra một số loại Schema phổ biến thường dùng nhất cho từng loại hình website kinh doanh như sau:
- Blog. Chắc chắn bạn phải dùng schema Blogposting. Bạn không được dùng loại schema Article nói chung hay NewsArticle vì nó dành cho website tin tức.
- Blog về nấu ăn. Bạn dùng Reciept Schema.
- Blog review. Bạn dùng Review Schema.
- Cửa hàng vật lý. Bạn dùng Local Business Schema.
- Website bán khoá học online. Bạn dùng Course Schema.
Ngoài ra, còn có FAQ schema đặt biệt hữu ích cho các Website bán sản phẩm để trực tiếp chèn các câu hỏi thường gặp giúp tăng tỷ lệ bán hàng tốt hơn.
Với Review schema, trong lần cập nhật gần đây đã loại bỏ hiển thị Rating (Sao) cho các bài viết blog đơn thuần và bỏ luôn tự rating. Các bạn sẽ không ngạc nhiên khi các bài viết mình giờ đây đã mất rating trên trang kết quả Google.
Giờ đây, Review Schema chỉ hỗ trợ
- Book – Review Sách
- Course – Review Khoá học
- Event – Review Sự kiện
- How-to – Bài viết hướng dẫn
- Local business – Doanh nghiệp vật lý
- Movie – Phim
- Product – Sản phẩm
- Recipe – Công thức
- Software App – Ứng dụng phần mềm
Đặc biệt How-to schema có thể kết nối với Google Assistant để đưa ra những hướng dẫn cho người dùng điện thoại. Khi người dùng ra lệnh bằng giọng nói, nó có thể hiển thị top những cách thực hiện mà người dùng muốn. Tuy nhiên, How-to schema chỉ hỗ trợ tiếng Anh và cách cài đặt khá phức tạp và kỳ công với đòi hỏi của Google.
Mới đây nhất, Google bắt đầu thêm schema Speakable để hỗ trợ Google Assistant. Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ Mỹ và tiếng Anh, thêm nữa phải là website tin tức đã đăng ký với Google.
Cách chèn “tay” schema vào trang web
Vì Code Schema khá phức tạp với người mới nên Google có sẵn công cụ hỗ trợ cho code cho bạn.
Bạn dùng công cụ Structured Data Markup Helper của Google. Sau khi bạn đã xuất bản trang web trên website, hãy dán địa chỉ URL vào công cụ này, chọn loại Schema mà bạn muốn áp dụng cho trang đó và bấm Starting Tag.

Có 2 cách thêm tag schema vào với công cụ này
- Dùng chuột phải để thêm
- Thêm bằng nút Add Missing Tag
Sau khi đã thêm đầy đủ tag, bạn chỉ việc bấm Create HTML rồi copy dán vào <head> tag của từng trang mà thôi.
Hạn chế của công cụ này là thiếu nhiều loại Schema, nhưng dù sao cũng khá tiện lợi nếu bạn đang dùng các dịch vụ Landing Page chứ không phải WordPress.
Cách chèn Schema bằng WordPress plugin
Cách này nhiều bạn ưa thích nhất vì nhanh và đỡ “nghiên cứu nhiều”. Nhưng plugin tạo Schema không hề rẻ và cũng không hoàn hảo.
Ví dụ: Plugin WPSchema Pro có giá $249 với lisence vĩnh viễn không giới hạn. Dù vậy vẫn hạn chế ở các “biến”, nhất là “biến” description sẽ dùng Post Excerpt thay vì Description Meta.
Một plugin miễn phí thay thế khác đang trong top WordPress plugin là Schema & Structured Data for WP & AMP. Nhưng phiên bản Premium cũng bắt đầu từ $49.
Nếu bạn dùng Rankmath, thì bạn cũng được tích hợp 14 loại Schema Markup bên trong. Chất lượng cũng rất ổn cho một plugin SEO miễn phí đa tính năng.
Với YoastSEO kể từ phiên bản 11 cũng đã hỗ trợ thêm Schema nhưng hạn chế với phiên bản miễn phí như không hỗ trợ Local SEO.
Với SEOPress Pro thì có thêm một chức năng cao cấp đó là custom schema (tuỳ chỉnh schema như ý muốn) không bị trói buộc số schema hỗ trợ. Rất tuyệt vời!
Tìm hiểu cách cấu hình SEOPress Pro chi tiết dành cho những bạn mới tại đây.
[Bonus] Cách tạo custom schema JSON-LD tuỳ chỉnh với SEOPress Pro
Khi gặp phải những schema quá phức tạp trong cài đặt, thông thường các Schema plugin không thể tích hợp sâu vào plugin. Nhưng bạn thì rất cần.
Để hỗ trợ cho bạn, SEOPress tạo sẵn những “dynamic variable” (Biến Động) nhằm giúp bạn tạo schema tuỳ chỉnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm Custom dynamic varibale của chính bạn với custom global variables vào theme php.
Những biến này nhằm giúp bạn thay thế nhanh các biến của schema đòi hỏi.
Bất cứ Schema nào bạn muốn đều có thể cài đặt cới custom schema của SEOPress Pro. Bạn không còn bị giới hạn và chờ đợi SEOPress tích hợp nữa.
Bạn chỉ cần học cách tạo Schema mà bạn mong muốn, sau đó dùng các biến mà SEOPress cung cấp để điền vào những tag bị thiếu trong JSON-LD.
Ví dụ:
Bạn dùng %%post_author%% thay vào như sau
"author": {
"@type": "Person",
"name": "%%post_author%%"
},
Bạn có thể kết hợp công cụ Schema Markup Generator (JSON-LD) có sẵn những mẫu Schema sẵn, từ đó bạn sẽ điền biến SEOPress tag vào.
Những biến mà SEOPress không cung cấp thì sao?
Bạn phải thêm tay hoặc tự tạo custom dynamic variable mà thôi. Ví dụ như ảnh feature post sẽ không có biến.
Dù thêm tay, nhưng vẫn rất có giá trị, hãy chịu khó bỏ một chút thời gian để hoàn thành schema mà bạn muốn, nó vẫn nhanh hơn rất nhiều so với cách viết từng đoạn code một.
Kiểm tra lại Schema
Luôn thử lại schema trang web bạn có lỗi gì không vì Google sẽ quyết định có nên hiển thị thông tin bạn cung cấp trên Rich Card hay không, và schema lỗi thường là nguyên nhân Google từ chối hiển thị.
Bạn dùng công cụ Schema Test Tool của Google để kiểm tra xem bài viết có bị lỗi Schema không.
Khi bạn đã chèn Schema vào các bài viết thì sẽ thấy trong Google Search Console hiển thị ở bảng Enhancement bên trái, liệt kê đầy đủ trang nào của bạn có schema gì. Bạn cũng cần kiên nhẫn chờ Google index lại các bài viết của bạn, khi đó mới hiển thị được.
Lời kết…
Chỉ riêng áp dụng Schema bạn sẽ thấy rằng SEO Onpage cũng không hề đơn giản.
SEO ngày càng khó hơn vì Google không ngừng đào sâu vào nội dung và thêm thắt vào những tiêu chuẩn mới, những yếu tố mới.
Hiểu được Schema là gì sẽ giúp bạn có định hướng SEO Onpage tốt hơn, biết cách áp dụng Schema cho từng trang web của mình hiệu quả hơn.
- Với WordPress bạn có thể tận dụng các plugin để thêm schema hàng loạt hay cụ thể từng trang
- Với các trang web được xây dựng các nền tảng khác bạn cũng có thể thêm schema thủ công.
Kỹ thuật chèn Schema có thể khá phức tạp, nhưng hiểu hết các loại schema còn phức tạp hơn. Vì vậy, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để cùng thảo luận nhé!