Hướng dẫn bạn cách tạo blog cá nhân và chiến thuật xây dựng nội dung để kiếm tiền với Google Adsense.
Google Adsense là một hình thức kiếm tiền với quảng cáo đơn giản và dành cho tất cả mọi người.
Bạn có một blog, có nhiều người ghé xem, bạn chèn quảng cáo, người đọc click vào quảng cáo hoặc thấy quảng cáo, và bạn có hoa hồng từ Google.
Google AdSense mang lại thu nhập không giới hạn, nguồn tiền thụ động, mang tính tích lũy và kế thừa nên là cách kiếm tiền online yêu thích của nhiều Blogger trên thế giới.
Với các bạn Blogger mới thì không dễ dàng gì để bạn hiểu về kỹ thuật lẫn chiến thuật với Google AdSense như
- Tạo blog chuyên cho Adsense như thế nào?
- Chèn AdSense Banner quảng cáo như thế nào là hiệu quả nhất?
- AdSense phê duyệt blog như thế nào?
- Viết Blog kiếm tiền Google Adsense có bền vững?
- Chiến thuật xây dựng nội dung cho AdSense blog như thế nào?
Bài viết này sẽ giúp bạn tiếp cận Google AdSense theo hướng đơn giản và tổng quan nhất về cách viết blog cá nhân kiếm tiền với Google AdSense.
Google AdSense là gì?

Google AdSense là một dịch vụ “đặt” quảng cáo trả tiền lớn nhất thế giới của Google.
Bạn có biết: tại sao Google AdSense lại đang thống trị lĩnh vực quảng cáo trên internet?
Vì Google sỡ hữu một hệ sinh thái hùng mạnh (luôn chiếm top về thị phần) xoay quanh QUẢNG CÁO và lại miễn phí.
- Google Search. Google gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị phần tìm kiếm trực tuyến, bỏ xa các đối thủ khác đến nỗi thuật ngữ SEO đồng nghĩa với Google SEO.
- Google Ads. Dựa và Google Search, hàng triệu triệu các cá nhân và doanh nghiệp toàn cầu đang tin tưởng dùng quảng cáo Google Ads để tiếp thị sản phẩm của mình trên internet.
- Google AdSense. Như một đầu ra của Google Ads, Google AdSense trả tiền cho bất cứ nhà phát triển nội dung liên quan nào đặt banner quảng cáo của mình để hiển thị Google Ads.
- Google Blogger. Một nền tảng viết blog miễn phí hoàn toàn để thúc đẩy việc tạo nội dung và dính chặt với Google AdSense.
- Google Search Console. Dịch vụ quản lý website miễn phí cho mọi người, đây cũng là nơi Google hiểu được website của bạn tốt nhất. Là cơ sở dữ liệu để Google hiển thị quảng cáo của mình phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu.
- Google Analytics. Kết hợp với Google Search Console, Google càng thu thập dữ liệu website bạn sâu hơn để thu thập nguyên liệu quảng cáo.
- Google Chrome Browser. Trình duyệt internet phổ biến nhất trên thế giới với tốc độ chạy thần sầu và uống RAM như uống nước, nhưng chất lượng liên tục được cả thiện để hoàn hảo hơn. Mục tiêu cũng là kiểm soát hiển thị Quảng Cáo, không lệ thuộc vào bất cứ ai.
Và còn rất nhiều những dịch vụ khác chưa kể đến như Google Tag Manager, Google Optimize, Youtube hay Google Play Store,…
Như bạn thấy, Google AdSense quá lớn để sụp đổ và bền vững. Nếu bạn dùng Google AdSense kiếm tiền thì cũng hoàn toàn yên tâm.
Cách để Google AdSense phê duyệt blog cá nhân của bạn

Tôi thấy rằng rất nhiều Blogger mua tài khoản Google AdSense và bối rối khi Google AdSense không phê duyệt blog của bạn.
Chẳng có gì khó, bạn cũng đừng phí tiền nhờ dịch vụ, quy tắc phê duyệt Google AdSense rất đơn giản như sau.
- Có tài khoản Google AdSense được xác thực.
- Dùng tài khoản Google có sẵn (bạn tạo mới khi chưa có tài khoản)
- Xác thực số điện thoại và email chính chủ
- Xác thực địa chỉ nhà. Xong
- Blog được xác thực và có một số bài viết được xuất bản
- Bạn phải viết một số bài viết “tự viết” để Google tin tưởng blog của bạn “nghiêm túc” cũng như để Google kiểm tra nội dung bạn có vi phạm chính sách Google hay không.
- Bạn phải có 3 trang bắt buộc (Google bắt buộc): Trang giới thiệu, trang liên hệ và trang chính sách. Quá dễ để bạn tạo 3 trang này.
- Blog của bạn phải xác thực trên Google Search Console.
- Bạn chèn thành công Google Analytics vào blog.
Khá đơn giản, không có gì khó khăn, nên nếu bạn không được Google phê duyệt thì cũng chỉ yêu cầu phê duyệt lại. Không nên gấp gáp yêu cầu Google phê duyệt trong khi blog chưa có nội dung gì.
Nguyên tắc Google AdSense chia sẻ hoa hồng cho bạn

Quảng cáo có 2 loại:
- CPM. Khi quảng cáo này hiển thị, người xem thấy quảng cáo, bạn có tiền. Tuy nhiên, CPM sẽ không được ưa chuộng nên tỷ lệ kiếm tiền từ CPM trên blog bạn sẽ không cao.
- CPC. Khi quảng cáo hiển thị, người xem nhấp chuột vào quảng cáo và bạn có tiền. Đây là loại quảng cáo chia hoa hồng cao cho bạn vì có nhiều nhà quảng cáo chọn loại quảng cáo này ở Google Ads.
Google sẽ tự động hiển thị quảng cáo CPC hay CPM dựa vào nội dung blog của bạn. Bạn sẽ không thể can thiệp.

Chọn nền tảng blogging nào để “đi chặng đường dài” với Google AdSense
Không phải nền tảng tạo blog hay website nào cũng chấp nhận Google AdSense. Bạn cần một nền tảng bền vững, tối đa hoá doanh thu, có khả năng mở rộng, dễ sử dụng và có thể TỰ CHỦ được mọi thứ.
Blogger – Nền tảng viết blog miễn phí chính chủ Google?
Google tạo ra Blogger để giúp các blogger mới “bỏ qua” rào cản kỹ thuật để nhanh chóng xây dựng nội dung và kiếm tiền với Google AdSense với chi phí bắt đầu là $0.
Tuy Google Blogger sẽ dần khiến bạn trở nên dựa dẫm, yếu dần về các kỹ năng khởi nghiệp, tư duy kinh doanh và bị lệ thuộc.
WordPress.com – Dịch vụ viết blog miễn phí của WordPress
WordPress.com thì lại càng không phải là một lựa chọn khôn ngoan khi bạn muốn kiếm tiền với Google AdSense.
Tạo một blog cá nhânmiễn phí với tên miền phụ của WordPress thật không có ý nghĩa. Nếu bạn muốn chèn Google AdSense, bạn phải đăng ký gói Business của WordPress ($25/tháng).
WordPress.org – Thật sự làm chủ Blog của mình
WordPress.org là một mã nguồn mở giúp bạn có thể dựa vào đó để tạo cho chính mình một blog riêng.
Bạn có thể an tâm ở chặng đường dài, tự do làm chủ blog của mình, tự do làm điều bạn thích mà không có ràng buộc chính sách nào. Bạn chỉ trả một khoản phí nhỏ cho việc vận hành blog bao gồm tên miền và máy chủ hosting.
WordPress.org là nền tảng đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn giúp bạn viết blog kiếm tiền với Google AdSense.
Hướng dẫn cách tạo Blog cá nhân với WordPress, tối ưu cho Google AdSense

Một số bạn mới rất sợ phải tự tạo một blog cá nhân bằng WordPress bởi vì có vẻ quá nặng kỹ thuật (đặc biệt là các bạn nữ). Thực tế, bạn chỉ CHƯA QUEN mà thôi, tôi tin rằng quá trình tạo chẳng đáng làm khó bạn được.
Lướt nhanh cách cài đặt WordPress từng bước cho các bạn mới
- Domain. Mua tên miền tại Namesilo (nhập mã giảm giá “cuongthach1” bạn sẽ được giảm $1) với tên thương hiệu mà bạn thích.
- Hosting. Bạn có thể chọn bắt đầu với Shared Hosting vì kinh tế hoặc WordPress Managed Hosting (nếu bạn mạnh tiền). Với VPS cần thời gian để học cách kiểm soát, bạn có thể tranh thủ học hỏi sau khi blog đã vận hành trên Shared Hosting.
- WordPress. Cài đặt WordPress CMS tự động (tại Cpanel của các Shared Hosting).
- Cài đặt chứng chỉ SSL. Chứng chỉ SSL là bước quan trọng phải có. Nếu dùng Shared Hosting thì vào Cpanel và cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí Let’s Encrypt cho website của bạn.
- Đăng nhập WordPress Dashboard. Kiểm tra website bạn đã tạo thành công chưa bằng cách đăng nhập thử vào website.
Xem thêm bài viết chi tiết cách tạo blog cá nhân phần 1 và phần 2 tại đây.
Chiến thuật viết blog để kiếm tiền với Google AdSense
Khác với affiliate blog, AdSense blog không quá tập trung vào chuyển đổi Sale hay tạo Lead (email list). Chiến thuật viết blog với Google AdSense là TĂNG TRAFFIC VÀ TỶ LỆ NHẤP QUẢNG CÁO NHIỀU NHẤT CÓ THỂ.
Chọn thị trường ngách (Niche) có lượng tìm kiếm tốt
Ngay từ khi bạn bắt tay vào tạo một blog cá nhân với AdSense bạn phải định hình được thị trường của bạn có đủ lớn hay không bởi vì nếu không có nhu cầu lớn có thì bạn không thể có thu nhập quảng cáo nhiều được.
Bạn có thể dùng công cụ nghiên cứu miễn phí Keyword Planner để thử tìm một số từ khoá “ngắn” liên quan đến ngách của bạn, nếu thấy lượng volume (tìm kiếm) hàng tháng cao và có nhiều gợi ý từ khoá liên quan dài “long-tail” thì có thể đây là tín hiệu một thị trường tiềm năng.
Chọn từ khoá có lượng tìm kiếm tốt
Từ khoá mà bạn chọn để viết bài nên ưu tiên một số tiêu chuẩn sau:
- Có lượng tìm kiếm hàng tháng (volume) lớn. Traffic rất quan trọng.
- Có CPC (Cost per click) càng cao càng tốt. Bởi vì đây là những từ khoá khi người đọc nhấp chuột vào quảng cáo sẽ đem lại thu nhập cao cho bạn, nên CPC càng cao thì thu nhập bạn càng tốt.
- Dù từ khoá thông tin có CPC thấp, nhưng bù lại có traffic cao, bạn sẽ vẫn có thu nhập từ Google AdSense với loại quảng cáo CPM.
Cách tăng tỷ lệ “Click” quảng cáo

Với các banner quảng cáo CPC, nếu người xem không nhấp chuột vào thì bạn sẽ không có thu nhập. Một số gợi ý cho bạn để giúp tăng tỷ lệ nhấp quảng cáo:
- Nội dung bài viết liên quan là cách gián tiếp để người đọc nhấp vào quảng cáo trên blog của bạn. Bài viết với nội dung tốt sẽ mang lại cho bạn nhiều traffic và giúp Google hiển thị quảng cáo mục tiêu chính xác hơn. Thêm vào đó, người đọc sẽ lưu lại blog của bạn lâu hơn, đồng nghĩa tăng cơ hội nhấp chuột vào quảng cáo trên blog của bạn.
- Chèn quảng cáo AdSense thủ công. Quảng cáo Google AdSense sẽ không tốt như bạn nghĩ vì nó sẽ cố gắng chèn nhiều quảng cáo nhất có thể trên blog của bạn. Đặc biệt là trên giao diện di động. Điều nay gây hại nhiều hơn là lợi vì người đọc xem quảng cáo đó như thứ gì đó “phiền nhiễu”hơn là hấp dẫn họ.
- Dùng Sidebar cố định. Chắc chắn tất cả bài viết nên có Sidebar và đó là nơi hiển thị quảng cáo “tự nhiên” nhất. Đa số, người xem sẽ không thấy phiền hà gì khi bạn đặt quảng cáo ở Sidebar vì nó không che tầm nhìn và ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc. Thêm vào đó, nó rất quen thuộc với người đọc nên người xem chấp nhận. Mẹo hỗ trợ sidebar là bạn hãy cố định nó để khi người đọc xem bài viết của bạn vẫn không bị trôi đi mất (dùng plugin Q2W3 Fixed Sidebar for WordPress).
- Chèn ít nhất 3 quảng cáo vào một bài viết. Quảng cáo AdSense nên chèn ở đầu bài, giữa bài và cuối bài nhằm đảm bảo rằng người xem sẽ thấy quảng cáo của bạn kể cả thiết bị di động (dùng plugin Ad Inserter – Ad Manager & AdSense Ads). Với cách này thì dù bạn đang dùng AMP cũng có thể an tâm quảng cáo hiển thị tốt.
- Chèn quảng cáo vào phần Footer của blog. Nếu người xem thích bài viết của bạn thì chắc chắn họ sẽ tìm đến phần Footer của blog để tìm hiểu thêm. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội này (nếu dùng Theme Suki Pro bạn có thể dùng Custom Block để chèn cho dễ).
Tìm hiểu nhanh về cách sử dụng Google AdSense
Không thể thiếu phần tổng quan cách dùng Google AdSense cho các bạn.
Hai loại banner quảng cáo – AdSense Unit mà bạn cho blog cá nhanh bao gồm:
- Auto Ads.: Quảng cáo tự động hoàn toàn. Bạn chỉ cần chèn mã script vào <head> tag của blog và việc còn lại để Google hiển thị quảng cáo cho bạn. Đây là cách dễ nhất và đơn giản nhất cho những bạn mới làm quen.
- Ad Units.: Quảng cáo thủ công mục tiêu. Bạn sẽ lựa chọn tạo từng mẫu quảng cáo một và chèn vào vị trí thích hợp cho blog của mình.
- Display Ads. Banner quảng cáo tự động phù hợp với THIẾT KẾ và nội dung tổng thể blog của bạn. Bạn có thể đặt code ở bất cứ đâu trên website như Sidebar, Header, Footer hay Comment. Bạn không nên chèn Display Ads vào phần nội dung bài viết, thay vào đó bạn nên dùng In-article Ads.
- In-feed Ads. Banner quảng cáo tự động phù hợp với BỐ CỤC BÀI VIẾT HIỂN THỊ. Loại banner quảng cáo này giúp không phá bố cục bài viết của bạn trên trang chủ hay blog archieved. Đặc biệt hữu ích khi blog của bạn hiển thị bài viết dạng “lưới” giống các website tin tức.
- In-article Ads. Banner quảng cáo trong bài viết. Bạn nên dùng loại banner quảng cáo này nếu muốn chèn vào bài viết bởi vì nó sẽ tự động hiển thị dựa theo nội dung từng bài viết của bạn. Điều này giúp bạn tăng tỷ lệ nhấp trang tốt hơn rất nhiều so với Display Ads ở trên.

Nếu blog của bạn bật tính năng AMP, thì bạn phải chèn mã script Google AdSense AMP để có thể hiển thị quảng cáo được khi người xem trên giao diện AMP.
Bạn phải đảm bảo website đã được phê duyệt thì Google AdSense mới hiển thị được trên website của bạn. Google sẽ phê duyệt từng website một, cách phê duyệt như thế nào thì bạn có thể xem lại hướng dẫn trên.
Nếu bạn đã nắm bắt được cách phê duyệt website và cách chèn loại quảng cáo Google AdSense phù hợp thì xem như bạn đã biết dùng Google AdSense rồi. Phần còn lại bạn có thể tự tìm hiểu những tính năng nâng cao, Google có đủ tài liệu sử dụng Google AdSense bằng tiếng Việt cho bạn tha hồ khám phá.
Tóm lại…
Còn quá sớm để bạn tìm hiểu cách nhận tiền về tài khoản ngân hàng như thế nào, nên tôi sẽ chỉ nói sơ qua phần này. Google AdSense không trả hoa hồng qua Paypal và thay vào đó bạn nên có một tài khoản Payoneer để nhận thu nhập chuyển khoản trực tiếp tới ngân hàng Mỹ của bạn (Payoneer cho phép tạo tài khoản nhận tiền với ngân hàng bên mỹ).
Điều kiện để thực hiện yêu cầu chi trả thu nhập là khi bạn tích lũy đủ $100.
Tôi đã chèn Google AdSense riêng cho bài viết này nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn cách tạo Google AdSense cho blog cá nhân như thế nào.
Nếu trong quá trình áp dụng Google AdSense cho blog, bạn gặp trở ngại hãy để lại bình luận bên dưới tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện. Chúc các bạn vui!