
Đăng ký Danh sách chờ
Bạn sẽ được gửi email khi bài viết hướng dẫn mới nhất được xuất bản
1 Người đã đăng ký
Vui lòng chỉ dùng email cá nhân
Gmail, Yahoo và Hotmail để đăng ký!
Bạn sẽ được gửi email khi bài viết hướng dẫn mới nhất được xuất bản
1 Người đã đăng ký
Vui lòng chỉ dùng email cá nhân
Gmail, Yahoo và Hotmail để đăng ký!
Ai cũng có thể tạo website bằng WordPress được với một chút nỗ lực tìm tòi và học hỏi. Bạn có kiến thức chuyên môn hay không cũng không quan trọng, vấn đề là bạn có muốn làm hay không.
Nếu bạn nghe ai nói rằng tạo website không dành cho người không chuyên và bạn phải trả tiền cho các dịch vụ tạo website chuyên nghiệp để giúp bạn tạo website.
Họ đã nói đúng… tuy nhiên là câu chuyện của quá khứ. Thế giới đã thay đổi kể từ khi mã nguồn WordPress tạo ra năm 2003. Điều tuyệt vời nhất của WordPress là có thể giúp những người không có chuyên môn cũng có thể tự tạo website cho mình một cách dễ dàng. Không những vậy, WordPress còn giúp việc kiểm soát website cực tốt.
Ngày nay bạn có thể tạo một website để làm blog nhanh chóng và thoải mái hơn bao giờ hết. Bạn có thể tự mình thực hiện qua 4 bước đơn giản sau.
Tên miền sẽ theo bạn suốt vòng đời kinh doanh nên bạn cần cẩn trọng khi chọn lựa tên miền. Có 2 dạng tên miền là: CÁ NHÂNvà DOANH NGHIỆP.
Tên miền CÁ NHÂN là tên của bạn. Bạn sử dụng tên của mình làm tên miền website. Bạn có thể quảng bá thương hiệu cá nhân của mình khi bạn thành công. Website của bạn sẽ thay bạn nói lời muốn nói và qua đó nói lên phong cách sống của bạn như thế nào. Tên miền dạng này sẽ ít cạnh tranh hơn và dễ dàng hơn. Tên miền của tôi cuongthach.com là tên miền cá nhân.
Tên miền DOANH NGHIỆP là tên miền đại diện cho một ý tưởng kinh doanh của bạn. Bạn có thể mua nhiều tên miền doanh nghiệp, mỗi tên miền đại diện cho mỗi doanh nghiệp khác nhau. Bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn với tên miền doanh nghiệp.
Gợi ý là bạn chỉ nên có 1 tên miền cá nhân và bạn có thể có nhiều tên miền doanh nghiệp nếu bạn muốn.
Hãy mua tên miền cá nhân trước và bắt đầu tập viết blog. Sau khi bạn đã thành thạo, hãy bắt đầu với tên miền doanh nghiệp.
Namesilo là lựa chọn hàng đầu về giá và chất lượng. Giao diện quản lý của Namesilo đơn giản và có vẻ lỗi thời nhưng bạn đừng vội đánh giá thấp vì Namesilo cố tình không cải thiện để giảm giá dịch vụ.
Namecheap là một lựa chọn khác cho bạn. Namecheap luôn nằm trong top những nhà cung cấp tên miền được yêu thích nhất trên thế giới. Giao diện đẹp, quản lý dễ dàng và rất uy tín.
Thông thường những nhà cung cấp tên miền thường khuyến khích bạn mua gói tên miền chung với hosting. Tuy nhiên hosting bán kèm thường chỉ là nỗ lực cố gắng tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh của nhà cung cấp, chất lượng sẽ không được như ý muốn của bạn.
Godaddy có lẽ là vua trong việc bán kèm tên miền và hosting. Bạn cần xem xét những gói bán kèm như vậy nếu bạn đang muốn ưu tiên về chất lượng thay vì giá thành.
Bạn nên mua tên miền có đuôi (extention) .com thay vì các đuôi như .net .org hay đuôi giá rẻ như .xyz và đặc biệt không mua .vn.
Nếu bạn mua tên miền đuôi .vn sẽ gây khó cho bạn sau này vì bạn chịu kiểm soát bởi cơ quan chính quyền Việt Nam như thuế hay các chính sách thay đổi liên tục từ những cơ quan nhà nước. Tất cả cửa hàng với đuôi .vn đều phải công bố với bộ Công Thương Việt Nam.
Thêm một lý do nữa khi bạn nên mua tên miền .com là email doanh nghiệp đi kèm sau này cũng sẽ là .com. Bạn nghĩ sao nếu email của bạn là admin@tenmien.xyz?
Vì mục đích bảo vệ thương hiệu hay người dùng, các công ty lớn sẽ mua gần hết các đuôi tên miền .net .org .co bên cạnh .com. Bạn không nhất thiết phải làm vậy vì bạn chỉ mới bắt đầu, nhưng bạn cần phải chú ý đến khi doanh nghiệp online của bạn đã phát triển.
Step 1: Tạo tài khoản Namesilo
Bạn vào trang chủ hoặc bấm vào đây để tạo tài khoản mới > thực hiện theo chỉ dẫn đễ khởi tạo tài khoản.
Step 2: Đăng ký tên miền mà bạn mong muốn
Vào thẻ Register > Đánh tên miền bạn muốn mua > chọn stick vào ô như hình > bấm “REGISTER CHECKED DOMAINS”
Chú ý: màu xanh là tên miền chưa có người mua, màu đỏ là tên miền đã có người mua và bạn cần phải nghĩ ra một cái tên khác.
Step 3: Tiến hành thanh toán với Coupon giảm giá
Nhập coupon của Cuong Thach là cuongthach1
để được giảm $1 > Bạn thanh toán bằng VISA hoặc PAYPAL
Namesilo miễn phí ẩn thông tin người dùng (WHOIS Privacy) trọn đời so với các nhà cung cấp khác (bạn phải trả phí phụ thu thêm nếu muốn ẩn thông tin). Bạn hãy tận dụng quyền lợi này nhé.
Step 4: Quản lý tên miền đã mua
Tất cả tên miền bạn mua sẽ nằm trong thẻ “Manage my domains”
Lưu ý: Bạn nên mua ngay tên miền đã chọn tránh chần chừ vì sẽ có rủi ro người khác mua TÊN MIỀN ĐẸP của bạn vào ngày mai.
Hosting sẽ quyết định tốc độ website của bạn và nó rất quan trọng với SEO và trải nghiệm người dùng. Nếu tên miền được xem là ĐỊA CHỈ NHÀ, thì Hosting có thể xem là NGÔI NHÀ của bạn.
Bạn cần một nền móng vững chắc để tạo blog. Hosting sẽ tuỳ theo túi tiền của bạn, rẻ nhất là SHARED HOST và đắt nhất là CLOUD HOST.
Hawkhost là một trong những nhà cung cấp shared host với giá rẻ và tốc độ tốt. Bạn có thể học cách quản lý website trước khi nâng cấp lên hosting cao cấp khác.
CuongThach đang sử dụng Amazon Cloud Host (AWS), nền tảng đám mây tốt nhất hiện nay, tôi sẽ chia sẻ ở một bài viết sau và sẽ có những ưu đãi đặc biệt cho bạn.
Cpanel viết tắt của Control Panel, bảng điều khiển tổng quát, giúp bạn có thể kiểm soát mọi thứ từ website của bạn mà không cần tìm tòi học lệnh kết nối.
Cpanel giúp bạn cài đặt mã nguồn WordPress, cài đặt email tên miền, cài đặt chứng chỉ SSL và rất nhiều lợi ích khác.
Bởi vì Cpanel rất tiện dụng và thường tích hợp sẵn trong các gói shared host, nên bạn hãy tận dụng để tiết kiệm thời gian học lệnh và tìm hiểu. Cpanel cũng được tích hợp sẵn trong gói Shared Host Hawkhost.
Step 1: Chọn gói hosting muốn mua
Vào đây để đăng ký > nhập tên miền bạn đã mua ở BƯỚC 1 vào > Thực hiện theo hướng dẫn > Thanh Toán
Lưu ý: Bạn nên chọn Hosting Location là Singapore thay vì Hongkong vì Singapore ổn định hơn, ít bị ảnh hưởng tốc độ hơn khi đứt cáp quang vì cá mập cắn và giờ cao điểm. Để được ưu đãi với giá $2.99/tháng, bạn phải đăng ký mua 24 tháng thay vì 12 tháng.
Step 2: Đăng nhập Cpanel
Kiểm tra email của bạn > Bấm vào link Cpanel trong email cung cấp > Đăng nhập với User và Password trong email cung cấp.
Tiếp theo bạn sẽ tiến hành cài đặt WordPress với Cpanel.
Sau khi bạn đã mua tên miền và host. Bạn cần làm những việc tiếp theo như sau
Thêm tên miền vào Cpanel
Bạn cần khai báo tên miền của bạn trong Cpanel và làm theo hướng dẫn bên dưới.
Dùng Softaculous App Installer để cài đặt mã nguồn WordPress
Cài đặt WordPress lần lượt theo chỉ dẫn như hình.
Lưu ý: Bạn có thể chọn ngôn ngữ Vietnamese và dùng tiếng Anh cho sử dụng backend . Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hơn ở bài sau.
Bạn hãy chờ quá trình cài đặt hoàn tất khoản 1 phút.
Đến bước này thì việc tạo website bằng WordPress của bạn gần như hoàn thành được 90%.
Cài đặt SSL miễn phí (https)
Bạn có thể bỏ qua bước này vì Hawkhost sẽ TỰ ĐỘNG phát hành SSL cho bạn khi bạn cài WordPress với HTTPS như bước ở trên.
Với những host khác bạn cần phải tự cài đặt SSL miễn phí bằng Let’s Encrypt. Bởi vì SSL gần như là bắt buộc phải có hiện nay cho mọi website. Trình duyệt Chrome thậm chí sẽ chặn kết nối nếu website của bạn không được mã hoá với SSL.
Để kiểm tra website của bạn đã mã hoá hay chưa, bạn đánh địa chỉ https://tenmiencuaban.com vào trình duyệt Chrome nếu trình hiển thị ổ khoá đã khoá nghĩa là website bạn đã được mã hoá. Bạn đã có thể yên tâm website bạn đã được mã hoá.
Đây là bước cuối cùng, bạn hãy chuẩn bị thưởng thức thành quả
DNS là thuật ngữ phổ biến khi bạn thiết lập các email tên miền hay SMTP cho email marketing. Bạn sẽ phải cấu hình DNS.
Mặc định, khi bạn mua tên miền từ nhà cung cấp nào thì nhà cung cấp đó sẽ người quản lý tên miền của bạn. Ví dụ tên miền bạn mua ở Namesilo sẽ do Namesilo quản lý DNS.
Tôi thích sử dụng Cloudflare để quản lý DNS thay vì các nhà cung cấp Domain. Lý do là Cloudflare cập nhật các record cực kỳ nhanh, bạn không cần phải chờ 15-30 phút để thực hiện các thao tác kế tiếp. Cloudflare cũng giúp bạn tổng hợp các tên miền từ những nhà cung cấp khác nhau về một chỗ để dễ dàng quản lý.
Một điều tuyệt vời khác là Cloudflare cho phép bạn export các records giúp bạn backup cũng như chuyển đổi nhanh qua các nền tảng quản lý DNS.
Tôi sẽ chia sẻ cách quản lý DNS qua Cloudflare một cách chi tiết ở các bài viết sau trong series này.
Step 1: Vào phần quản lý DNS của Namesilo
Đăng nhập vào Namesilo > Chọn thẻ Manage My Domains > Tại DNS record > Update
Step 2: Tìm IP của bạn
Đăng nhập Cpanel > Bạn sẽ thấy địa chỉ IP của bạn bên phải
Step 3: Cập nhật lại DNS
Nếu bạn chưa có A record tại bảng, bạn có thể thêm A record như hình và chèn địa chỉ IP của bạn vào.
Step 4: Chờ Namesilo cập nhật DNS
Bạn cần chờ một lát để hệ thống Namesilo cập nhật lại DNS. Việc cập nhật thường mất vài phút, bạn đừng nôn nóng.
Sau khi cập nhật xong, Website bạn đã được kết nối, tuy chưa như ý nhưng cơ bản đã hoàn thành.
Khi một ai đó ghé qua website của bạn thì họ sẽ xem website của bạn ở dạng front-end.
Khi bạn đăng nhập vào wordpress và tuỳ chỉnh website của bạn thì được gọi là back-end. Bạn có thể hiểu đơn giản như vậy.
Nhưng làm cách nào để đăng nhập vào WordPress Website của bạn?
Rất đơn giản. Bạn đánh tên miền vào thanh địa chỉ ở trình duyệt sau đó THÊM /wp-admin.php
Ví dụ: tenmiencuaban.com/wp-admin.php
Đăng nhập với user và password mà bạn được cấp ở BƯỚC 3.
Bạn đã có thể vào module blog để bắt đầu viết bài.
Ở bài kế của series, tôi sẽ giới thiệu WordPress Dashboard và cách viết bài blog post đầu tiên như thế nào.
Tạo website bằng WordPress cơ bản đã hoàn chỉnh. Bạn đã có thể tập viết bài ngay khi cài đặt xong.
Bạn cần tận dụng thời gian viết ngay, không nên chần chừ vì bài viết của bạn sẽ hầu như không ảnh hưởng bởi những chỉ dẫn tiếp theo của tôi.
Các thiết lập khác tôi sẽ hướng dẫn cho bạn ngay bài viết kế tiếp của series bao gồm một số nội dung sau
Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết trong lúc say mê
5 lỗi phổ biến khi mới học web bằng WordPress
Landing page là gì? Blogger có nên dùng landing page?
Nếu bạn muốn tìm hiểu những vấn đề khác ngoài những vấn đề nêu trên, hãy để lại bình luận bên dưới. Tôi sẽ đưa ý kiến của bạn vào bài viết kế tiếp.