
Đăng ký Danh sách chờ
Bạn sẽ được gửi email khi bài viết hướng dẫn mới nhất được xuất bản
2 Người đã đăng ký
Vui lòng chỉ dùng email cá nhân
Gmail, Yahoo và Hotmail để đăng ký!
Bạn sẽ được gửi email khi bài viết hướng dẫn mới nhất được xuất bản
2 Người đã đăng ký
Vui lòng chỉ dùng email cá nhân
Gmail, Yahoo và Hotmail để đăng ký!
Bài viết hướng dẫn sử dụng Google Analytics thông qua đọc hiểu số liệu báo cáo và chiến thuật giúp bạn có thể cải thiện những chỉ số đó một cách chi tiết.
Spoiler: Bài viết hướng dẫn sử dụng Google Analytics thông qua đọc hiểu số liệu báo cáo và chiến thuật giúp bạn có thể cải thiện những chỉ số đó một cách chi tiết.
Bạn có biết có hơn +172 số liệu đo lường (metrics) trong Google Analytics đủ cho bạn rối khi theo dõi và thống kê tình trạng website của bạn?
Đâu là các chỉ số có ý nghĩa thật sự quan trọng với blog của bạn và làm thế nào để bạn cải thiện các chỉ số đó hiệu quả?
Google Analytics cực kỳ phổ biến trên thế giới nhưng các bài chỉ dẫn khác ở Việt Nam không mổ xẻ đủ thông tin hay chia sẻ kinh nghiệm về nó.
Nếu bạn chưa biết gì về Google Analytics hãy tham khảo bài viết Google Analytics là gì? Tại sao bạn nên dùng Google Analytics bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn trước khi đọc bài viết này.
Không khó để bạn có thể dễ dàng nắm bắt ý nghĩa các số liệu đo lường (Metrics) của Google Analytics, nhưng bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm ra cách để NÂNG các chỉ số này.
Nào hãy đến với chỉ số đo lường đầu tiên nhé!
Bounce Rate Over Time (Tỷ lệ thoát trang quân bình) là tỷ lệ được tính dựa trên thời gian (session) mà người đọc nhấp vào bài viết của bạn nhưng chỉ lướt sơ nội dung rồi lùi lại để xem bài viết của những trang web khác.
Bounce Rate ảnh hưởng nặng đến RANK của bài viết của bạn bởi vì thuật toán Google chắc chắn “phán xét nhanh” bài viết bạn kém liên quan và kém chất lượng. (Google rất chú trọng nội dung và hành vi “bấm vào thoát ra nhanh” của người đọc như vậy được xem là biểu hiện của một viết kém chất lượng hay kém liên quan).
Chỉ số Bounce Rate càng thấp càng tốt, lý tưởng là nên dưới 20% (kinh nghiệm cá nhân). Nếu bounce rate là 100% nghĩa là bạn đang gặp một vấn đề lớn, hãy thực hiện các biện pháp khẩn cấp dưới đây để cải thiện ngay.
Cách cải thiện: CHIẾN THUẬT KÉO DÀI THỜI GIAN. Nếu bạn có thể ngăn cản người đọc bấm nút “BACK” thì bạn đã thành công trong việc giảm Bounce Rate của bài viết.
Bạn phải làm cho người đọc luôn bận rộn với nội dung của bạn. Thời gian giữ cho người đọc không thoát trang nên >1 phút.
Chú Ý: Nếu bạn nghĩ rằng bounce rate 100% do Bot/Crawler (spam) gây ra thì bạn đã lầm. Google Analytics có khả năng lọc Bot, điều đó nghĩa là chỉ số bounce rate là tương đối chính xác. Google Analytics chỉ không chính xác nếu bạn cài đặt không đúng hoặc người dùng sử dụng trình duyệt chặn Javascript (người đọc tưởng chặn Javascript là chặn quảng cáo trên Firefox là ví dụ).
Pageviews là chỉ số mà bạn mong ước cải thiện nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu website của bạn. Đồng thời cũng là chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hosting của bạn bởi vì ngốn tài nguyên sử dụng như băng thông, CDN, pageviews…
Pageviews sẽ một phần tiết lộ giá trị hiện tại website của bạn như thế nào (bên cạnh Domain Authority hay Domain Rating). Như bạn biết một website có traffic lớn nghĩa là tiềm năng về doanh thu quảng cáo kèm theo cũng cao, cơ hội chuyển đổi và các cơ hội kinh doanh khác đều tốt.
Quan sát Pageviews bạn sẽ có thể phần nào nhận xét ngay website của mình đang phát triển như thế nào, đang tăng trưởng hay có đà suy giảm.
Làm sao để tăng Pageviews hay còn gọi là tăng traffic?
Cách cải thiện: CHIẾN THUẬT TỐI ƯU TỶ LỆ NHẤP CHUỘT (Click-Through Rate). Đầu tiên, bạn nên biết rằng Pageviews xuất phát từ các nguồn:
Như vậy chỉ cần tối ưu hóa tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là bạn có thể tăng chỉ số Pageviews website của bạn.
Làm thế nào để tăng Tỷ lệ nhấp chuột khi mà quyết định phụ thuộc vào đọc giả?
Bạn cần làm 3 việc sau:
Chú Ý: Bạn phải luôn ghi nhớ rằng bất cứ khi nào bạn chèn link liên kết đều phải giới thiệu nội dung của link liên kết đó để tạo khao khát cho người đọc nhấp chuột, từ mạng xã hội, email, bài viết hay quảng cáo trả phí.
Khi người đọc đã hứng thú với một bài viết của bạn sẽ tìm kiếm những bài viết khác để tìm hiểu và Enjoy!
Tổng thời gian mà người đọc thưởng thức nội dung của bạn được gọi là một phiên truy cập. Mặc định Google sẽ quy định rằng khi người đọc thoát ra ngoài hay quay lại website của bạn quá 30 phút sẽ được tính là một phiên truy cập khác.
Ví dụ: Nếu người đọc đang đọc bài viết của bạn, nhưng sau đó tắt máy ăn cơm và 1 giờ sau quay lại xem tiếp sẽ được tính là một phiên truy cập khác.
Avg. Session Duration Over Time sẽ giúp bạn nhận ra rằng nội dung bài viết của bạn có đủ hấp dẫn với người đọc hay không? Người đọc có cảm thấy chán và rời website hay không? Nó rất quan trọng nếu bạn đặc biệt quan tâm về chất lượng nội dung hay đang làm tiếp thị nội dung (Content marketing).
Cách cải thiện: CHIẾN THUẬT TẠO ĐƯỜNG DẪN LẨN QUẨN. Bạn cần người đọc lưu lại website của bạn lâu hơn? Dù nội dung bài viết bạn có dài và chất lượng đi nữa cũng không thể khiến người đọc lưu lại quá lâu bởi vì rồi cũng sẽ đọc hết.
Cách tốt nhất là luôn tạo đường dẫn đến các nội dung bài viết khác cho người đọc HỨNG THÚ đọc tiếp. Nếu tạo đường dẫn tốt, người đọc có thể lưu lại đọc nội dung của bạn cực lâu và ĐÓ LÀ ĐIỀU BẠN MUỐN.
Một số cách để bạn tạo đường dẫn như sau:
Ngoài ra chat bot cũng là một cách giúp bạn giữ người đọc lâu hơn, tuy nhiên nó sẽ mất khá nhiều công sức xây dựng. Nếu bạn có thể làm được hãy thử xem hiệu quả và giúp tôi chia sẻ ở phần bình luận bên dưới nhé.
Chú Ý: Toàn bộ các link liên kết nội bộ, Pop-up và Related Posts nên cài đặt mặc định là chuyển hướng cùng cửa sổ (Open in current tab) thay vì mở những cửa sổ mới. ngược lại các link liên kết bên ngoài luôn là chuyển hướng bằng cách mở tab mới (Open in new tab) để đảm bảo người đọc không thoát khỏi website của bạn.
Organic Search là lượng traffic miễn phí từ những người đọc tìm kiếm trên Google (Bing, Yandex, Yahoo,… các Search Engine nói chung). Đây là traffic nói lên sự thành bại của một website.
Các chuyên gia tiếp thị luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng này sau những nỗ lực từ tiếp thị trả phí, tiếp thị trên mạng xã hội, tiếp thị trên Youtube,…không cần giải thích thêm, lợi ích của Organic Search là hiển nhiên thấy được.
Organic Search là thước đo để đánh giá hiệu quả nỗ lực SEO các bài viết của bạn. Vì vậy ai cũng muốn đưa bài viết của mình lên top #1 của trang Google Search.
Cách cải thiện: CHIẾN THUẬT TỐI ƯU SEO WEBSITE. Để có lưu lượng traffic miễn phí từ Google tìm kiếm (hoặc SEO nói chung) bạn phải ít nhất tối ưu được SEO on-site và tăng độ uy tín của website (Domain Authority hoặc Domain Rating).
Để tối ưu SEO cho website bạn hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn tối ưu SEO cho website căn bản để blog lên rank hiệu quả
Để tăng độ uy tín của Website bạn cần làm 2 việc chính sau:
Chú Ý: Guest Post không phải nơi để bạn tạo doanh thu từ affiliate mà là nơi để bạn tiếp thị nội dung của mình, tạo danh tiếng trong ngành. Guest Post giúp bạn có thêm traffic từ những website lớn và tăng độ uy tín của website, cực kỳ quan trọng trong SEO.
Event sẽ quan trọng nếu bạn đang làm affiliate, bán sản phẩm hay đang xây dựng email list cho website của mình.
Chỉ số Event đo lường sự tương tác của người đọc với các yếu tố trên website của bạn như: Gửi đơn, xem pop-up, nhấp vào quảng cáo pop-up, theo dõi nhấp link affiliate, nhấp outbound link, gửi thông tin, xem video, download file…
Bạn hãy tham khảo bài viết Cách sử dụng Google Analytics để theo dõi link Affiliate để biết cách track affliate link với Analytics.
Chỉ số này càng cao càng tốt vì nó chứng minh rằng những lời kêu gọi “nhấp” chuột (Call-to-action) của bạn mang lại hiệu quả.
Cách cải thiện: CHIẾN THUẬT KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG. Nếu bạn muốn người đọc nhấp vào bất cứ đâu bạn muốn, thì bạn phải thuyết phục được người đọc tại sao phải nhấp vào đây hay nói cách khác là lợi ích của nó có giá trị hay không.
Muốn vậy, bạn phải cho họ một lý do đủ lớn hoặc chí ích là thú vị để người đọc xem thử bằng cách viết lời kêu gọi hành động (CTA) MẠNH.
Ví dụ: Hãy so sánh 2 lời kêu gọi hành động dưới đây:
Rõ ràng lời kêu gọi thứ #2 sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với số #1.
Cẩn thận kiểm tra lại tất cả các lời kêu gọi hành động trên website của bạn, viết lại hoặc bổ sung nếu lời kêu gọi không đủ mạnh. Luôn theo dõi và so sánh các số liệu để viết lại lần nữa hoặc dùng kỹ thuật A/B test để kiểm tra lời kêu gọi nào là hiệu quả hơn.
Chú Ý: Nếu bạn cài đặt AMP cho website sẽ giới hạn các mã Javascript (hạn chế rất nhiều các chức năng website) và hạn chế quan sát chỉ số event này chính xác. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên không nên cài đặt AMP cho website nếu bạn muốn nội dung có tỷ lệ chuyển đổi cao. Hãy cân nhắc kỹ trước khi cài đặt AMP.
Ngoài các chỉ số đo lường trên còn có một chỉ số khác quan trọng là Goal Completion, nhưng chỉ số này là chỉ số tùy chỉnh (tùy chỉnh phù hợp với mục tiêu từng website của bạn) nên không thể nói chung chung.
Để phân tích chỉ số này bạn phải hiểu rõ TOP MỤC TIÊU QUAN TRỌNG NHẤT của website bạn là gì? từ đó bạn mới có thể cài đặt (tối đa 20 goals và không thể xóa khi đã tạo, nhưng có thể chỉnh sửa được). Google cũng tinh tế tạo sẵn cho bạn những mẫu Goal cơ bản để tham khảo, bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu Goal Completion tại đây.
Trên đây là những chỉ số quan trọng với blogger, ngoài ra các chỉ số đo lường khác dùng để đào sâu hơn các chỉ số chính giúp bạn thấy vấn đề sâu hơn nữa nếu bạn muốn. Nếu bạn đang bán sản phẩm sẽ cần lưu ý thêm những chỉ số khác chuyên về chuyển đổi bán hàng.
Bạn cảm thấy chỉ số nào là thú vị với bạn hoặc tôi đã bỏ sót những chỉ số nào quan trọng, hãy để lại bình luận bên dưới để thảo luận nhé!