
Đăng ký Danh sách chờ
Bạn sẽ được gửi email khi bài viết hướng dẫn mới nhất được xuất bản
2 Người đã đăng ký
Vui lòng chỉ dùng email cá nhân
Gmail, Yahoo và Hotmail để đăng ký!
Bạn sẽ được gửi email khi bài viết hướng dẫn mới nhất được xuất bản
2 Người đã đăng ký
Vui lòng chỉ dùng email cá nhân
Gmail, Yahoo và Hotmail để đăng ký!
Hướng dẫn tối ưu SEO cho website lên RANK hiệu quả bằng cách nắm bắt những điểm quan trọng khi viết bài và tránh những điểm trừ đáng tiếc trong SEO.
Trong bài viết này bạn sẽ được hướng dẫn tối ưu SEO cho website căn bản nhất, giúp những bạn Blogger mới nắm bắt ngay những điểm cốt yếu quan trọng và làm quen với SEO.
Thuật toán Google luôn thay đổi để ngày càng hoàn thiện hơn. Có hơn 300 yếu tố để Google đánh giá website của bạn từ những yếu tố bên ngoài đến yếu tố bên trong. Để tăng uy tín website hay xếp hạng website tốt hơn bạn cần backlink kết hợp tối ưu SEO on-site tốt nhất có thể.
Bài viết này sẽ không đề cập đến backlink để tránh bạn bị rối. Bởi vì khá căn bản nên tôi sẽ chỉ hướng dẫn bạn trong khuôn khổ tối ưu SEO on-site. Để bạn biết thêm thì SEO on-site là tất cả những gì bạn có thể thực hiện được ở website của bạn để giúp tối ưu SEO tốt hơn.
Hầu hết các bạn mới hay nhầm lẫn giữa Title Meta (đây là nơi Google Search hiển thị tiêu đề của bài viết bạn) và Headline (đây là nơi tiêu đề bài viết được hiển thị sau khi người tìm kiếm bấm vào link trên kết quả tìm kiếm của Google).
Để tối ưu Title bài viết bạn phải đảm bảo Title tuân theo nguyên tắc sau:
Ví dụ: Hướng dẫn tối ưu SEO cho website CĂN BẢN tăng hạng cho Blog là headline của bài viết này đồng thời cũng là Title bởi vì độ dài, keyword và tính duy nhất được đảm bảo SEO tốt, không nhất thiết phải thay đổi cho khác đi nữa.
Headline được định dạng là H1 tag và Title là Title tag trong ngôn ngữ web HTML. Title dành cho Google và Headline dành cho người đọc.
Phần miêu tả ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ bấm trang (CTR) khi mà hầu hết người tìm kiếm quyết định lựa chọn bài viết nào đáng xem sẽ dựa vào Title và phần miêu tả bài viết hiển thị trên trang tìm kiếm.
CTR là yếu tố tăng hạng bài viết cực lớn (Với điều kiện tỷ lệ thoát trang Bounce Rate thấp).
Mặc định khi bạn không viết phần miêu tả thì Google sẽ tự dùng đoạn đầu tiên của bài viết để “điền vào chỗ trống”. Tuy nhiên, bạn nên viết cho bài viết mình một phần miêu tả hấp dẫn thì tốt hơn.
TIPS: Cách bạn viết phần miêu tả cho từng bài viết cũng áp dụng tương tự cho phần miêu tả của website (site description).
URL bài viết từ lâu đã được xem như một yếu tố tăng thứ hạng bài viết. Một URL không tốt có thể phá huỷ uy tín của bạn và hạ thứ hạng bài viết của bạn. Hãy tìm hiểu xem một URL thế nào gọi là tốt nhé.
Bất cứ sự thay đổi URL nào của bài viết cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng bài viết đó vì Google sẽ nghĩ rằng bạn xuất bản một bài viết mới. Thậm chí là permanent redirect 301 đi nữa. Bạn cần cẩn trọng trong việc đặt tên URL ngay từ đầu để tránh các vấn đề sau này.
Tips: URL bài viết nên chứa CATEGORIES NGẮN GỌN để giúp bạn tuỳ chỉnh ứng dụng bên ngoài và thiết lập các tuỳ chỉnh theo dõi khác.
Nội dung bài viết là một trong những tiêu chí hàng đầu để Google đánh giá website của bạn. Khi một website với tổ hợp những bài viết không cùng niche, không đủ số lượng từ, không có chủ đề rõ ràng, không có hình ảnh thì website đó sẽ bị Google đánh giá thấp.
Nội dung bài viết cần phải được tuân theo một số quy tắc sau:
TIPS: Với những trang có nội dung ít như trang liên hệ (hay những trang chỉ đóng vai trò trung gian) bạn nên cài đặt No-Index để không làm ảnh hưởng đến SEO của toàn bộ blog.
Schema Markup không những tạo bài viết của bạn trông như những tấm thẻ thông tin mà còn là một nhân tố giúp bạn tăng thứ hạng. Với mỗi loại Rich Snipet khác nhau (tương ứng với mỗi schema markup khác nhau) Google biết được chính xác loại bài viết nào người đọc muốn tìm kiếm.
Ví dụ: Khi người đọc tìm kiếm từ khoá “công thức nấu mì cay” thì ngay lập tức Google sẽ trả về kết quả các bài viết nói về công thức. Những bài viết cài đặt receipt Schema Markup sẽ nhìn rất đẹp và được ưu tiên xếp hạng cao hơn.
Các theme WordPress mới sau như Astra và Suki theme này đều tích hợp sẵn Schema Markup cho các bài post. Nếu muốn cấu hình tốt hơn bạn cần nhờ các plugin chuyên nghiệp như SEOPress Pro hoặc Schema Pro.
Có khá nhiều loại Schema Markup khác nhau, tuỳ vào nhu cầu và loại bài viết mà bạn viết để thiết lập Schema Markup phù hợp.
Tham khảo thêm Google Search Gallery để thấy những ví dụ minh hoạ của từng loại Schema Markup.
TIPS: Bạn có thể dùng BlogPosting Schema Markup (các bài post nói chung) hay TechArticle Schema Markup (dùng cho bài viết hướng dẫn về công nghệ) cho các bài post của bạn.
Lưu ý: Schema Markup sẽ sử dụng EXCERPT thay cho Description Meta và tối đa khoảng 150 ký tự thay vì 160 ký tự bởi vì Schema Markup sẽ tự động chèn thêm thông tin Năm tháng phát hành của bài viết. Bạn nên chú ý để bài viết hiển thị cho đúng với người đọc.
Di động giúp người dùng tiếp cận thông tin dễ hơn bao giờ hết ngày nay và gần như ai cũng có một cái smartphone bên mình (thậm chí hai tay hai súng).
Vì sợ người dùng có trải nghiệm không tốt khi xem blog hay tin tức trên di động nên Google phát hành AMP (Accelerated Mobile Pages) và ưu tiên cho các blog có AMP. Nói vậy không có nghĩa là bạn nên cài đặt AMP để SEO tốt hơn bởi vì giao diện AMP sẽ làm khó bạn trong việc chuyển đổi (loại bỏ javascript, CSS và rút gọn hầu hết các tính năng khác của theme, ngay cả chèn Google Analytics, Google Adsense cũng là thử thách).
Nếu bạn có blog được tối ưu giao diện di động Responsive, thì gần tương đương với có AMP nên lời khuyên là dù bạn có dùng AMP hay không thì hãy nên tối ưu giao diện Responsive trước. Về sau, nếu bạn thấy AMP không phù hợp hay Google lại thay đổi AMP theo hướng tiêu cực thì bạn đơn giản là tắt AMP đi và không cần quá lo lắng về nó.
Để tối ưu giao diện đương nhiên bạn cần lựa chọn theme hỗ trợ giao diện Responsive. Tất cả theme hiện nay đều hỗ trợ Responsive và được xem là tiêu chuẩn phải có cho các nhà phát triển theme.
Chắc chắn một điều là AMP sẽ giúp blog của bạn lên rank tốt hơn nhưng chuyển đổi sẽ giảm. Lựa chọn là của bạn.
Bạn nên cài Plugin AMP chính thức cho WordPress để bật tính năng AMP cho blog nếu muốn.
Bạn có thể thấy từ khoá keyword rất quan trọng trong SEO khi nó xuất hiện gần như hầu hết các mục bạn phải tối ưu cho blog của mình. Nghiên cứu từ khoá sẽ kỹ năng đầu tiên blogger phải “master” khi muốn SEO tốt hơn.
Tham khảo thêm bài viết: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA CHO BLOGGER để tìm hiểu thêm kỹ năng tìm từ khoá.
Title, Description và Exerpt là 3 yếu tố rất quan trọng giúp bạn tăng tỷ lệ CTR (khả năng người tìm kiếm bấm vào bài viết của bạn khi thấy kết quả trên Google Search). Bạn phải đầu tư thời gian để tạo ra những tiêu đề hấp dẫn, miêu tả cụ thể và “quảng cáo” tốt cho bài viết. Phần Exerpt cũng tương tự như Description vì nó hỗ trợ cho Schema Markup.
Dù bạn quyết định có cài đặt AMP hay không, bạn phải đảm bảo giao diện di động Responsive được tối ưu tốt nhất (tuỳ chỉnh bố cục, font-size,… trong theme bạn dùng).
Trên đây là tất cả những hướng dẫn tối ưu SEO cho website cần thiết để bạn tham khảo và áp dụng cho từng bài viết và blog của mình, nếu bạn có những thắc mắc hay góp ý hãy để lại bình luận bên dưới để thảo luận nhé!